Thị Trường Điện Mặt Trời Ở Việt Nam Hiện Có Hấp Dẫn?
15/07/2019

1. Phân khúc các nhà máy điện mặt trời lớn
Thời gian qua, các dự án điện mặt trời được công bố ồ ạt tại Việt Nam, chạy đua với mục tiêu được cấp chứng nhận vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019 để hưởng mức giá ưu đãi.

Việc đóng điện hàng loạt nhà máy sẽ góp phần bổ sung nguồn điện, giảm bớt sự thiếu hụt về năng lượng.

Sự xuất hiện các nhà máy điện mặt trời này đã giúp thay đổi cơ cấu cung cấp điện tại Việt Nam theo hướng bền vững hơn và thậm chí, vượt cả quy hoạch.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, khoảng 340 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất dự kiến khoảng 28.000 MW đã được gửi lên trong vòng một năm qua trong khi mức được phê duyệt đến hết năm 2018 mới chỉ ở mức 7.500 MW.

Không chỉ vậy, lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam nói chung và điện mặt trời nói riêng đã cho thấy dấu chân rõ ràng và ngày càng nhiều của các doanh nghiệp tư nhân.

Cuối tháng 4 vừa qua, Tập đoàn BIM Group đã khánh thành cụm nhà máy điện mặt trời tại Thuận Nam và hòa lưới điện quốc gia với công suất 330 MW sau hơn 9 tháng chính thức thi công.

Đây là tổ hợp nhà máy năng lượng điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á đi vào hoạt động và dự kiến sản xuất khoảng 600 triệu kWh/năm.

Tập đoàn Thành Thành Công, một trong những nhà phát triển các dự án điện mặt trời lớn nhất cả cả nước đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế (35MW) và Krong Pa (49MW).

Ngoài ra, lĩnh vực này còn có sự xuất hiện của nhiều cái tên đáng chú ý khác như Tập đoàn Trung Nam, Công ty Xuân Cầu, TTVN Group hay Bamboo Capital.

2. Phân khúc Pin năng lượng áp mái 
Trong cuộc họp tổng kết quý II-2019, EVN HCMC đánh giá cao tiềm năng phát triển Điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) bởi TP.HCM nằm trong dải phân bố ánh sáng mặt trời nhiều nhất trong năm. Do đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời của TP.HCM là rất lớn, đặc biệt là Điện mặt trời trên mái nhà.

Cụ thể, theo chương trình Năng lượng xanh TP.HCM, TP có lượng năng lượng bức xạ lớn, trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/ngày cao nhất là 6.3 kWh/kWh/m2/ngày vào tháng 2 và thấp nhất là 3,3 kWh/kWh/m2/ngày vào tháng 7. Số lượng nắng trung bình trong tháng dao động từ 100-300 giờ, liên tục trong suốt cả năm, không bị gián đoạn như ở miền Bắc.

Trước những tiềm năng vốn có, EVN HCMC đã tổ chức nhiều phương án tuyên truyền nhằm giới thiệu cho khách hàng hiểu rõ về nguồn năng lượng sạch này. Cụ thể, đơn vị đã tổ chức làm việc với các khách hàng tiềm năng như cơ quan, trường học và bệnh viện, khách sạn, doanh nghiệp trong khu chế xuất, KCN... trên địa bàn để giới thiệu về lợi ích của việc sử dụng ĐMTAM.

Tổ chức tuyên truyền đến CB-CNV trong toàn ngành EVN HCMC để hiểu rõ về chủ trương sử dụng điện mặt trời, từ đó góp phần tuyên truyền đến người dân và đóng góp vai trò tiên phong trong việc sử dụng điện mặt trời.

Bên cạnh đó, trong hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm, EVN HCMC cho biết đơn vị đã đảm bảo cung cấp đủ điện, đáp ứng việc phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh TP tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Sản lượng điện thương phẩm đạt 12.836,98 triệu kWh, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm 2018; sản lượng bình quân đạt 73,7 triệu kWh, trong đó sản lượng ngày cao nhất vượt ngưỡng 90 triệu kWh, tăng 10,72% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 6 tháng cuối năm 2019 , EVN HCMC tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo cung cấp điện, nâng cao độ tin cậy theo kế hoạch đề ra, trong đó tập trung vào các giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định cho người dân. Tăng cường thi công sửa chữa live -line trên đường dây và không cắt điện để không ảnh hưởng đến khách hàng; Ứng dụng tự động hóa và công nghệ thông tin trong giám sát và điều hành lưới điện từ xa để tái lập điện nhanh khi có sự cố. 

Mon - Sat: 9:00 - 18:00 Sunday CLOSED
Đăng ký đại lý
X